Ai đúng ai sai? Cùng xem bài viết này để tìm hiểu nhé!
Sau hành trình không mấy thuyết phục của mình tại Mexico, Saigon Buffalo đã có một thời gian nghỉ trước mùa giải mới làm nhiều hâm mộ lo lắng với chuyện cơm áo gạo tiền của cả đội. Rồi bất ngờ theo một nguồn tin hồi tháng 11/2022, mọi nỗi lo lắng của các fan đã được xua tan với thông tin về sự đầu tư của CNJ Esports, một tổ chức đến từ Hàn Quốc.
Mọi thứ có vẻ như đã an bài khi CNJ Esports đã xác nhận thương vụ cũng như tạo các kênh mạng xã hội để chuẩn bị cho mùa VCS sắp tới nhưng không. Mới đây fanpage của Sài Gòn Buffalo đã chính thức thông báo việc hủy bỏ thương vụ hợp tác giữa đôi bên khiến người hâm mộ không khỏi bất ngờ. Kéo theo đó, hàng loạt tin đồn về nguyên nhân vụ hủy bỏ như ban lãnh đạo SBG bị ngáo giá cũng được lan truyền trên các kênh tin tức.

Thông báo về thương vụ thất bại trên trang fanpage của SGB
Theo đó, một nguồn tin cho rằng chủ sở hữu SGB từng định giá đội tuyển lên tới 500,000 đô la (khoảng 11,8 tỷ vnđ). Với mong muốn được “chốt lời”, anh bắt đầu liên hệ với một công ty mua giới về lĩnh vực thể thao của Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam để tìm người mua lại đội tuyển. Chủ sở hữu SGB còn chắc nịch rằng đã có người sẵn sàng chốt hợp đồng với mức giá 400,000 đô la ở thời điểm trước khi giao dịch với CNJ eSports diễn ra nhưng anh chưa thèm đồng ý.
Nhiều người cho rằng mức giá mà SGB đưa ra là không tưởng khi đội tuyển liên minh huyền thoại có thương hiệu được coi là giá trị nhất Việt Nam như GAM Esports mới chỉ được định giá là 300,000 đô la (khoảng hơn 7 tỷ vnđ) hồi giao dịch với NRG Asia. Chỉ qua vài phép tính nhỏ cũng đủ thấy giá trị thương hiệu của Saigon Buffalo là chưa thể sánh được với GAM Esport nên nhiều người đã cho rằng SGB bị ngáo giá khi đưa ra mức thầu trên trời này.
Thông báo chốt đơn GAM đến từ NRG Asia
Nhưng thực tế thì số tiền CNJ định bỏ ra để mua lại Saigon Buffalo lại không vượt quá mức 200,000 đô la. Mặc dù mức giá đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều nhưng CNJ vẫn quyết định hủy bỏ mua lại SGB vào ngày 9/2 vừa qua. Thâm chí phía tổ chức Hàn Quốc còn nhấn mạnh rằng quyết định này là hoàn toàn chính xác mặc dù nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho họ về mặt kinh tế
Ban lãnh đạo SGB giải thích ngắn gọn vụ chuyển nhượng đội tuyển cho CNJ Esports thất bại vì giấy tờ và pháp lý. Tuy nhiên, lý do mà họ đưa ra là không hoàn toàn thuyết phục. Bởi trong quá khứ, những FFQ, Sky Gaming Daklak, Lowkey, EVOS, Luxury Esports hay Burst The Sky đều tiến hành chuyển nhượng và đổi tên đội tuyển mà không gặp bất kỳ vấn đề nào. Thậm chí, chính SGB trước đây cũng từng rất thành công trong 3 lần đổi thương hiệu (Young Generation, PVB & DBL) với chức vô địch VCS mùa Hè 2018, VCS mùa Xuân 2019, tham dự MSI 2019 & 2022, góp mặt tại chung kết Thế Giới 2017, 2018 và 2022.

Thông báo đổi tên từ mùa giải năm 2019
Theo luật của Riot Games, hợp đồng mà toàn bộ 8 tuyển thủ ký với CNJ Esports đã bị vô hiệu hóa sau khi thương vụ chuyển nhượng đội tuyển thất bại. Do đó, SGB buộc phải ký lại hợp đồng với tất cả tuyển thủ trước khi tham dự VCS mùa Xuân 2023. Và cuối cùng thì Vikings Gaming đã là đơn vị dang tay đón SGB về cùng với bản hợp đồng tài trợ của mình. Hiện chưa rõ chi tiết về giá trị của nó nhưng có lẽ giờ các fan SGB đã có thể yên tâm phần nào khi các tuyển thủ của họ đã có thể yên tâm thi đấu mà vẫn giữ được thương hiệu cũ của mình.